Thế nào là “Đường đôi (có Dải phân cách giữa)”, “Đường 2 chiều”, “Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới?

(Tiếp 1…)

A- Đường đôi, có giải phân cách giữa:

Quy chuẩn 41 “Điều lệ Báo hiệu đường bộ” định nghĩa như sau:

4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;

– Định nghĩa ” Đường đôi” trong Quy chuẩn 41 “Điều lệ Báo hiệu đường bộ”, như sau:

“4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;

– Định nghĩa “Đường đôi” trong TT91:
“Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng giải phân cách giữa”;

‘Giải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, giải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).

/Bắt đầu Nội dung bổ sung, ngày 6/4/2019:
Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông TCVN 4054:205 quy định điều kiện để sử dụng giải phân cách giữa là “Dải phân cách giữa chỉ được bố trí khi đường có bốn làn xe trở lên” (xem Hình #3a bên dưới)
Kêdt thúc Nội dung bổ sung/

Trong Thông tư 91/2015 đã gạt bỏ yếu tố “các vạch dọc liền” ra khỏi định nghĩa về đường đôi.

Như vậy,
Để được coi là “đường đôi, có gpc giữa”, như nêu tại TT91, con đường đó phải đáp ứng ít nhất 2 tiêu chí sau đây (xin xem Hình #4 minh hoạ QL5 đính kèm)

1- Đó phải là một tuyến đường đôi đúng nghĩa, có từ 2 làn xe trở lên cho 1 chiều di chuyển.

2- Tuyến đường đôi đó phải có Dải phân cách giữa, như nêu tại Định nghĩa mới của TT91 về Dải phân cách giữa (xem định nghĩa mới Hình 1b tại còm #1 phía trên)

Khi đáp ứng đủ 2 tiêu chí trên, tuyến đường sẽ được coi là “”đường đôi (có giải phân cách giữa )”, cho dù có những vị trí giải phân cách giữa bị bỏ mở để làm chỗ cho phương tiện quay đầu.
Đoạn đường đôi có giải phân cách giữa bị bỏ mở đó vẫn là đường đôi có giải phân cách giữa, vẫn được lưu thông thông suốt theo mức vận tốc giống như đoạn phía trước và phía sau nó.
(Xem Hình #5, QL2A)

Ngược lại, nếu chỉ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí trên, thì không được coi là “đường đôi (có giải phân cách giữa )” như nêu trong TT91 về tốc độ tối đa cho phép đối với loại đường này, kể cả trường hợp trên tuyến đường 2 chiều có gắn một đoạn giải phân cách tạm trước khi vào giao cắt, hoặc đường đôi nhưng chỉ được kẻ vạch liền giũa đường.

Ví dụ, các trường hợp sau đây không phải là “đường đôi (có giải phân cách giữa )”, không thuộc nhóm đường được lưu thông với tốc độ cao hơn theo Thông tư 91/2015.

a- Tuyến đường, được thiết kế theo tầm nhìn lâu dài, nhưng hiện tại chỉ được xây dựng phân kỳ, nên giải phân cách giữa chưa được xây dựng, hoặc xây dựng chưa hoàn chỉnh, phương tiện vẫn có thể đột ngột cắt ngang đường;

b- Tuyến đường hoặc đoạn đường, được thiết kế và xây dựng như một tuyến đường hai chiều, dùng chung cho cả 2 chiều đi và về, nhưng, tại một vài vị trí tiềm ẩn nguy hiểm thì được gắn giải phân cách tạm ở giữa đường, như: trước giao cắt, tại đoạn khuất tầm nhìn;…

c- Các tuyến đường mà, chiểu theo QC41 vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn là đường đôi, nhưng hai chiều đi và về lại chỉ được phân biệt bằng vạch kẻ dọc liền (vạch liền đơn, vạch liền đôi, hoặc vạch đôi một bên liền một bên đứt), thì loại đường đôi này KHÔNG đáp ứng tiêu chí thứ 2, không có giải phân cách giữa;
v.v…

Vì vậy, chúng ta không thể đơn thuần vì thấy một trên đường hai chiều bỗng nhiên xuất hiện một đoạn ngắn giải phân cách giữa đường, rồi vội vàng suy diễn đoạn đường ngắn ngủn đó là “đường đôi (có giải phân cách giữa )” được. (xin xem Hình #6, minh hoạ về đường Trần quang Khải, Q.1, Tp. HCM bên dưới), hoặc thấy nó là đường đôi nhưng chỉ có vạch kẻ liền giữa 2 chiều xe ngược nhau,mcguws không phải là giải phân cách cứng giũa đường.

B- “Đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên” và “Đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới”

(Xin xem Tiếp 2…)

—————-

Hình minh hoạ:

Hình #3a: TCVN 4054:205 quy định “Dải phân cách giữa chỉ được bố trí khi đường có bốn làn xe trở lên”

[​IMG]

Hình #4: QL5 – một tuyến đường đoi có giải phân cách giữa, “trong Khu đông dân cư” và “ngoài khu đông dân cư”

[​IMG]

Hình #5: QL2A – đây là tuyến “đường đôi (có giải phân cách giữa )”, kể cả đoạn đường tại Km21 có giải phân cách bị bỏ mở để làm chỗ cho phương tiện quay đầu.

[​IMG]

Đoạn có giải phân cách giữa bị mở làm chỗ quay đầu này vẫn thuộc tuyến đường có giải phân cách giữa, được luật cho phép ô tô con chạy 60 km/h (trong khu dân cư), 90 km/h (ngoài khu dân cư) như tại đoạn có giải phân cách giữa không bị mở.
Chứ đoạn này không phải là tuyến đường mới, không phải là tuyến đường không có giải phân cách giữa, như một số xxx lí luận xảo ngôn để bắn tốc độ làm tiền người dân đâu.

Xin xem thêm thông tin về xxx bắn tốc độ ở đoạn giải phân cách mở này tại còm #153 theo link này nhé.
Link:
https://www.otofun.net/threads/the-…co-mot-lan-xe-co.1004495/page-8#post-32670664

Hình #6: Đường Trần quang Khải, Q.1, Tp HCM không phải là “đường đôi (có giải phân cách giữa )”

[​IMG]

sgb345sgb345

Let’s block ads! (Why?)

Bình luận về bài viết này